Giống lúa Khang Dân 18


Mã sản phẩm: GLTT-KD18

Đơn vị tính: kg - Danh mục:


I. Nguồn gốc
Giống lúa thuần Khang Dân 18
là giống lúa thuần nhập nội từ Trung Quốc được Công ty CP Giống cây trồng Quảng Ninh nguyên cứu, chọn lọc, duy trì. Được Bộ Nông nghiệp & PTNT đưa vào danh mục các giống cây trồng được sản xuất, kinh doanh theo Quyết định số 74/2004/QĐ-BNN ngày 16/12/2004. Giống đã được Bộ NN&PTNT gia hạn công nhận lưu tại Quyết định 283/QĐ- TT-CLT ngày 06/10/2022.
Công ty CP Giống cây trồng – Vật nuôi Thừa Thiên Huế là đơn vị được Công ty CP Giống cây trồng Quảng Ninh uỷ quyền sản xuất và kinh doanh tại các tỉnh: Quảng Trị; Thừa Thiên Huế.
II. Đặc điểm giống: là giống cảm ôn gieo cấy được cả 2 vụ.
1. Thời gian sinh trưởng: Vụ Đông Xuân: 105 – 110 ngày; Vụ Hè Thu: 85 – 90 ngày.
2. Chiều cao cây từ 95 – 100 cm, phiến lá cứng, rộng, gọn khóm, màu xanh đậm. Khả năng đẻ nhánh trung bình. Hạt thon nhỏ, màu vàng, khối lượng 1000 hạt từ 19 – 20 gram. Năng suất trung bình: 60 – 70 tạ/ha.
3. Năng suất: cao có thể đạt trên 75 tạ/ha.
4. Khả năng thích ứng và sâu bệnh: Khả năng chống đổ trung bình, chịu rét khá. Nhiễm rầy nâu, nhiễm nhẹ bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn và bệnh khô vằn.
III. Kỹ thuật canh tác
Đất: Là giống lúa có khả năng thích ứng rộng.
Thời vụ: Theo hướng dẫn của Ngành Nông nghiệp địa phương.
Có thể tham khảo thêm lịch thời vụ sau:  Vụ Đông Xuân: 20/1 – 10/2; Vụ Hè Thu: 15/05 – 30/05
Lượng giống: 100kg/ha
Kỹ thuật ngâm ủ:
Cách ngâm giống: Thời gian ngâm: 36 – 48 giờ, cứ 8 – 10 giờ thay nước rửa chua 1 lần. Khi hạt giống đã no nước cần đãi sạch, rửa chua để ráo nước mới đem ủ.
Cách ủ giống: Trời rét cần ủ kín. Khi hạt giống đã nức nanh, phải nhanh chóng đảo nhẹ, rải mỏng để hạ nhiệt độ, không để quá nóng, không làm lạnh đột ngột.
Lưu ý: Không được dùng cả bao lúa giống để ngâm ủ.; không ủ giống ngoài nắng, không dùng bao kín để ủ giống.
5. Phân bón và cách bón cho Lượng phân cho 1ha:
Để đạt năng suất cao cần bón phân cân đối, đầy đủ, đúng thời gian sinh trưởng của cây.
5.1. Đối với phân hỗn hợp NPK kết hợp với phân đơn:
Phân hữu cơ sinh học 400 – 500kg, NPK: 500kg, Phân Urê: 80kg, Phân Kali: 100kg, Vôi: 400kg
Cách bón: Vôi bón trước cày vỡ hoặc trước khi gieo cấy 10 ngày
- Bón lót: Trước làm đất lần cuối: toàn bộ phân hữu cơ + 140kg NPK
- Thúc 1: Khi cây lúa 3 lá: 200 kg NPK + 40kg Urê
- Thúc 2: Sau thúc 1: 12 – 15 ngày: 160kg NPK
- Thúc đòng: Trước trổ 18 – 20 ngày: 40kg Urê + 100kg Kali
5.2 Đối với phân đơn:
Phân  hữu cơ sinh học 400 – 500kg, Urê: 240 – 260kg,  Lân: 400 – 500kg, Kali: 160 kg, Vôi: 400kg
Cách bón: Vôi bón trước cày vỡ hoặc trước khi gieo cấy 10 ngày
- Bón lót: Trước làm đất lần cuối: toàn bộ phân hữu cơ + Lân + 40kg Urê
- Thúc 1: Khi cây lúa 3 lá: 100 – 120 kg Urê + 40kg Kali
- Thúc 2: Sau thúc 1: 12 – 15 ngày: 60kg Urê + 20kg Kali
- Thúc đòng: Trước trổ 18 – 20 ngày: 40kg Urê + 100kg Kali
Chú ý: Tùy tình hình sinh trưởng của cây lúa, đất đai của từng vùng để  điều chỉnh lượng phân bón và thời điểm bón cho thích hợp.
6. Chăm sóc
Tỉa dặm: Ruộng sạ cần tỉa dặm vào thời kỳ đạt 3 lá thật để bảo đảm độ đồng đều trên ruộng.
Tưới nước: Điều tiết nước hợp lý theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.
7. Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu, bệnh và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của cơ quan BVTV địa phương
.

Tham khảo các sản phẩm khác